Những gợi ý an toàn khi đi ô tô cho bé

Với tình trạng thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, việc gia đình có ô tô làm phương tiện di chuyển cho các bé là việc an toàn và rất hợp lý. Xong, bên cạnh đó các bé chưa hình thành ý thức đầy đủ như người lớn, vì thế không thể kiểm soát những hành vi đời thường, không thể nhận biết thế nào là nguy hiểm hay an toàn nên còn rất nhiều hạn chế khi cho trẻ đi ô tô mà cha mẹ cần biết. Dưới đây là những lưu ý giúp gia đình bạn có những chuyến đi an toàn và vui vẻ.

1.Cho trẻ ngồi đúng vị trí.

   Đối với trẻ sơ sinh, nếu không bắt buộc phải di chuyển, bố mẹ nên cho trẻ di chuyển bằng ô tô sau 3 tháng tuổi. Đó là thời điểm các bé đã tập quen với môi trường bên ngoài. Tiếp đó, bố mẹ nên mua riêng ghê chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi sẽ có các dây đai an toàn đi kèm để đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu sự va chạm hay rung lắc cho bé.

   Đối với những trẻ em dưới 10 tuổi cần lắp thêm ghế ngồi ô tô dành riêng trên ghế người lớn. Ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ em có hệ thống dây an toàn gọn gàng và vừa với thể hình của trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn.

Những nguyễn tắc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trên ô tô | anycar.vn

   Những ghế này cần được lắp ở khoảng giữa hàng ghế sau và cách túi gió chống tai nạn. Tuyệt đối không được lắp ghế phía trước ô tô vì sẽ dễ gây ảnh hưởng tới các bé khi xe có va chạm mạnh.

2. Thắt dây an toàn trong suốt quá trình di chuyển cho bé.

Những nguyễn tắc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trên ô tô | anycar.vn

Các bộ phận trên cơ thẻ của trẻ, đặc biệt là não bộ rất nhạy cảm và còn non yếu. Vì vậy, cần thắt dây an toàn cho bé trong suốt quá tình di chuyển đảm bảo cho cơ thể trẻ không bị rung lắc, hạn chế va đập khi xảy ra va chạm trên đường đi.

Ngoài ra, thắt dây an toàn để hình thành thói quen cho trẻ: chỉ cần bước lên xe hơi là phải thắt dây an toàn.

3. Nên cho bé ăn gì và uống gì khi di chuyển bằng ô tô ?

   Đối với các bé còn đang bú mẹ hoặc uống sữa ngoài, nên cho các bé ăn nửa tiếng trước khi di chuyển, tránh trường hợp xe rung lắc khi di chuyển khiến bé nôn trớ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, gây khó khăn cho cả chuyến đi. Trong trường hợp di chuyển đường dài, bố mẹ nên căn giờ dừng nghỉ khi cho bé ăn uống giữa chuyến đi.

   Đối với các bé lớn, bố mẹ nên chuẩn bị những đồ ăn khô, hoa quả và nước. Cho bé ăn trong lúc dừng nghỉ giữa chuyến đi. Không nên cho bé ăn uống trên xe, vừa di chuyển vừa ăn uống sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Hơn nữa như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, gây mất vệ sinh cho xe.

4. Không cho trẻ ngồi hàng ghế trên cùng.

Tò mò và thích khám phá là những đặc điểm đặc trưng ở trẻ. Vì vậy, các bé rất thích ngồi ở vị trí ghế trước để quan sát mọi thứ. Điều này tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất nguy hiểm. Khi có va chạm, trẻ ngồi hàng ghế trước rất dễ bị đập người vào bảng taplo hoặc lao vào kính lái, gây chấn thương cho bé.

Đặc biệt lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không cho con ngồi vào lòng khi lái xe. Điều này sẽ khiến khó khăn trong quá trình bố mẹ điều khiển phương tiện. Và nếu bé không chịu ngồi yên trong lúc di chuyển, nghịch vô lăng, cần số,… thì sẽ rất nguy hiểm.

5. Không để trẻ đùa nghịch trên xe.

Nhiều gia đình khi cho trẻ đi xe thường để trẻ tự do hoạt động, đùa nghịch, nhảy nhót trên xe. Điều này rất nguy hiểm, vì trong quá trình di chuyển xe có thể rung lắc, đi với tốc độ không đều, hoặc thắng phanh bất chợt. Nếu bé không được ngồi cố định và thắt dây an toàn rất dễ bị va đập gây chấn thương hoặc nôn trớ do dạ dày bị co bóp liên tục.

6. Khóa các cửa xe cố định khi bắt đầu di chuyển.

Giữ trẻ an toàn khi ngồi trên xe ô tô. - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Đã có trường hợp không may mắn xảy ra khi bố mẹ quên khóa cố định cửa xe. Trẻ với tính tò mò muốn mở tất cả mọi thứ của mình, vô tình trẻ đã mở cửa xe trong lúc xe đang di chuyển, làm tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Vì vậy, trước khi lăn bánh xe, bố mẹ nên kiểm tra lại tất cả mọi thứ, để trẻ ngồi đúng vị trí và khóa cố định các cửa xe và kính xe.

7. Điều chỉnh nhiệt độ trên xe phù hợp, dùng tấm chắn kính che nắng.

Hô hấp của trẻ rất nhạy cảm, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ gây hiện tượng cảm cho trẻ. Vì vậy , trong quá trình di chuyển bố mẹ lưu ý, kiểm tra cơ thể của trẻ xem có lạnh hay ra nhiều mồ hôi để điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp. Bố mẹ không đặt trẻ gần quạt gió điều hòa, dễ gây khô họng, viêm họng cho bé.

Một lưu ý nữa, khi cho bé di chuyển bằng ô tô trong mùa nắng nóng, bố mẹ cần che chắn cửa kính bằng các tấm chắn kính, tránh để nắng chiếu vào da bé gây bỏng rát.

Tấm chắn nắng kính lái ô tô Baseus (Có thể thu vào, có cốc hút) , kích  thước cao 58cm/65cm, kéo dài tối đa 1,4m, màu Bạc - Hàng chính hãng | Tiki

8. Tuyệt đối không để trẻ trên xe ô tô một mình.

Khi bố mẹ xuống xe, tuyệt đối không để lại trẻ trên xe một mình. Bé có thể nghịch ngợm, đạp chân ga làm xe lao đi chuyển lao xuống đường, hoặc nơi có địa hình dốc xuống gây va đập nguy hiểm. Có nhiều trường hợp bé khóa trái cửa xe, bên ngoài không thể mở cửa vào, phải phá cửa kính, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, bố mẹ để trẻ lại quá lâu mà quên không bật điều hòa hoặc ngủ quên thời gian lâu sẽ dẫn đến ngộ độc khí CO gây tử vong.

Cho trẻ di chuyển bằng ô tô nghe có vẻ an toàn và đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều  nguy hiểm. Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết và tham khảo các bài viết để có một chuyến đi an toàn.

Social Network