Các hệ thống an toàn trên xe ô tô phổ biến hiện nay

Hệ thống an toàn trên ô tô được chia thành 2 loại: Chủ động và thụ động. Hệ thống an toàn chủ động gồm những tính năng được trang bị trên xe nhằm giảm thiểu tối đa, phòng tránh khả năng xảy ra tai nạn. Hệ thống an toàn thụ động chỉ được kích hoạt khi tai nạn xảy ra để bảo vệ lái xe và hành khách tránh khỏi chấn thương.

1. Hệ thống an toàn thụ động

a, Túi khí

Túi khí là một tính năng an toàn bị động trên ô tô giúp bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu thương tổn gây ra bởi các va đập này. Túi khí hiện là một trong các tính năng an toàn trên ô tô cơ bản nhất.

b, Dây đai an toàn

Dây an toàn là hệ thống an toàn trên ô tô nhằm giữ cố định vị trí của hành khách khi xe phanh gấp hoặc xảy ra tai nạn. Dây an toàn ô tô ngăn cơ thể bị văng ra ngoài theo quán tính, tự động điều chỉnh mức siết của dây nhằm giúp người ngồi trên xe hạn chế bị va đập với nội thất xe. 

c, Khung cabin ô tô

Khung cabin ô tô bảo vệ người ngồi trên xe khi có va chạm, phần khung càng chắc chắn sẽ càng giảm lực tác động lên cơ thể người. 

d, Kết cấu bảo vệ của xe

Hai bên hông xe cũng là khu vực dễ tổn thương nhất khi xe xảy ra va chạm. Sườn xe phải được đảm bảo độ cứng song song với cơ cấu truyền lực và hấp thụ lực, nhằm đảm bảo hạn chế tối đa lực tác động tới cơ thể người.

e, Phần tựa đầu

Khi bị đâm từ phía sau, đầu sẽ bị kéo mạnh về phía sau và khi xe dừng lại, đầu bị đẩy nhanh về phía trước. Phần tựa đầu là một tấm đệm dày từ tâm đầu kéo dài tới sát gáy, nhằm giảm lực tác động tới đầu – cổ.

2. Hệ thống công nghệ an toàn chủ động trên ô tô

a, Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Dễ bị hiện tượng bó cứng vì má phanh ghì chặt vào đĩa phanh. Điều này khiến bánh xe bị dừng quay đột ngột, mật độ bám làn xe trượt dài, thậm chí mất lái. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Brake System) là một hệ thống an toàn trên ô tô giúp ngăn ngừa hiện tượng phanh xe bị bó cứng.

b, Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA

Hệ thống BA (Brake Assist) hỗ trợ thêm lực phanh trong tình huống khẩn cấp. Điều này được thực hiện thông qua việc kích hoạt bộ khuếch đại lực phanh. Nhờ đó mà quãng đường phanh sẽ được rút ngắn thấp nhất có thể.

c, Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD (Electronic Brakeforce Distribution) giúp phân bổ lực phanh tương ứng với tỷ lệ phân bổ tải trọng trên từng bánh xe. Hệ thống này sẽ tính toán dựa trên tốc độ khác nhau giữa các bánh xe để điều chỉnh và cân bằng lực phanh sao cho đạt được hiệu quả phanh tốt nhất.

d, Hệ thống cân bằng điện tử ESP

Khi lái xe đường trơn, lái xe đường mưa nếu vào cua hay đánh lái đột ngột để tránh chướng ngại vật, xe sẽ rất dễ bị hiện trượng thiếu lái hoặc thừa lái. Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là một công nghệ an toàn trên ô tô giúp ổn định xe trong các tình huống này.

e, Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (Hill-start Assist Control) là một công nghệ an toàn ô tô giúp xe tự động giữ phanh khi người lái nhả chân phanh chuyển sang chân ga lúc khởi hành ngang dốc. Nhờ đó mà người lái không cần vội vàng, có thể xử lý cẩn thận hơn để xe an toàn từ từ tiến lên dốc.

f, Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS giúp phát ra tín hiệu cảnh báo khi xe phanh gấp để những xe khác có thể sớm nhận biết và đưa ra cách xử lý phù hợp.

g, Cảm biến lùi

Hệ thống cảm biến lùi hay cảm biến hỗ trợ đỗ xe (Parking Aid Sensor) là một hệ thống an toàn trên ô tô giúp phát hiện và cảnh báo cho người lái về các vật cản xung quanh cũng như khoảng cách ước tính giữa xe và vật cản.

h, Hệ thống phanh tay điện tử

Hệ thống phanh tay điện tử EPB (Electronic Parking Brake) là một tính năng an toàn trên ô tô giúp xe tự động áp dụng phanh tay khi cần số chuyển về P và tự động nhả phanh khi xe chạy.

I, Hệ thống giữ phanh tự động

Hệ thống giữa phanh tự động (Auto Hold) là một tính năng an toàn giúp xe tự động giữ phanh trong các tình huống như chờ đèn đỏ, đợi đón/trả khách. Người lái chỉ cần kích hoạt Auto Hold là có thể rời chân khỏi bàn đạp phanh.

j, Hệ thống cảnh báo áp suất lốp

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System) là một hệ thống an toàn trên ô tô giúp theo dõi áp suất lốp và cảnh báo khi áp suất lốp không đạt yêu cầu.

k, Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW giúp cảnh báo cho người lái khi phát hiện xe đang chạy chệch làn đường.

l, Hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA

Hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA giúp can thiệp giữ xe chạy đúng làn đường khi xe có dấu hiệu chạy lệch làn đường.

m, Hệ thống hỗ trợ chuyển làn ALCA

Hệ thống hỗ trợ chuyển làn chủ động ALCA (Active Lane Change Assist) là một trang bị an toàn trên ô tô giúp tự động điều hướng xe chuyển sang làn đường dự kiến một cách an toàn.

n, Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước FCW

Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước hay cảnh báo tiền va chạm FCW (Forward Collision Warning) giúp phát hiện và cảnh báo sớm cho người lái về các tình huống có khả năng dẫn đến va chạm phía trước. Cảnh báo này thường ở dạng tín hiệu rung vô lăng, tín hiệu âm thanh và hình ảnh trên màn hình bảng đồng hồ.

o, Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM

Khi thấy có xe chạy quá sát, hệ thống cảnh báo điểm mù BSM sẽ phát tín hiệu thông qua đèn cảnh báo ở góc trên của gương chiếu hậu. Ngoài ra còn có thể phát tín hiệu qua âm thanh bíp và rung vô lăng.

p, Hệ thống cảnh báo người và phương tiện cắt ngang khi lùi RCTA

Hệ thống cảnh báo người và phương tiện cắt ngang khi lùi RCTA (Rear Cross Traffic Alert) giúp phát hiện và cảnh báo người lái khi có người hay phương tiện cắt ngang trong lúc xe đang lùi. RCTA sẽ cảnh báo cho người lái thông qua âm thanh bíp và hình ảnh trên màn hình bảng đồng hồ.

q, Đèn pha thích ứng thông minh

Đèn pha thích ứng thông minh (Adaptive Headlights) là một công nghệ mới trên ô tô giúp đèn đạt được cường độ ánh sáng mạnh hơn, đảm bảo tầm nhìn tốt hơn nhưng không làm chói mắt các phương tiện đối diện. Bên cạnh đó, cường độ ánh sáng của đèn còn có thể biến thiên theo tốc độ xe.

Social Network