Mách bạn cách bảo quản xe ô tô khi không sử dụng trong mùa dịch Covid-19.

Trong một năm trở lại đây, toàn thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang cùng nhau chung tay chống lại đại dịch Covid-19. Một trong những chiến lược Việt Nam thực hiện nhằm đẩy lùi dịch bệnh trong những vùng dịch nghiêm trọng đó là giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Việc này diễn ra trong thời gian từ 2 tuần cho đến vài tháng để đảm bảo độ an toàn nhất có thể cho người trong vùng dịch. Trong suốt thời gian này, mọi người hạn chế ra đường, các phương tiện như xe máy, ô tô cũng theo đó mà ít được sử dụng, thậm chí là không được đụng đến.

Làm thế nào để bảo quản xe của bạn trong thời gian dài không sử dụng ? Dưới đây là những gợi ý giúp bạn giải quyết vấn đề này.

1. Rửa xe sạch sẽ.

Sau một thời gian sử dụng, xe của bạn sẽ bị bụi bẩn, bùn cát bám dính trên bề mặt xe và trong những góc, ngách dưới gầm xe. Vì vậy, trước khi để xe một thời gian dài không sử dụng, bạn nên rửa xe sạch sẽ, lau khô cả trên bề mặt lẫn gầm xe để đảm bảo xe không bị rỉ sét do lâu ngày không sử dụng.

Sử dụng máy rửa xe cao áp đúng cách để không giết chết động cơ

Ngoài ra, đối với ô tô sử dụng hệ thống phanh đĩa, nên dùng chai xịt chống rỉ để bảo quản các chi tiết dưới gầm xe, đĩa phanh… Vì trong điều kiện ẩm và lâu ngày không sử dụng bề mặt đĩa phanh thường hay bị ố màu hoen rỉ.

2. Lau dọn nội thất.

Lau dọn nội thất trong xe nghĩa là bạn kiểm tra, vệ sinh tất cả các hộc, hộp chứa đồ, hàng ghế, khoang xe, sàn xe,… Loại bỏ các đồ không cần thiết, các đồ dễ ảm mốc gây mùi cho xe. Dọn sạch rác, đồ ăn, nước uống trên xe tránh côn trùng xâm nhập gây mất vệ sinh cho xe, hỏng hóc nội thất xe.

Quy trình các bước dọn nội thất xe ô tô đơn giản

Bên cạnh đó, những vật dụng dễ cháy nổ như lon nước có ga, bật lửa, điện thoại,…cũng cần lấy ra khỏi xe để đảm bảo an toàn cho xe trong thời gian không sử dụng.

3. Để xe trong khu vực ít chịu tác động của thiên nhiên.

nhà để xe ô tô - Mái che Kiến Tạo Việt

Khi xác định để xe một thời gian dài không sử dụng, bạn nên đậu xe ở khu vực cao ráo, thoáng mát, có mái che. Trong trường hợp phải đậu xe ở ngoài trời, nên dùng tấm che hay bạt phủ toàn bộ bề mặt xe, tránh đậu những những nơi ẩm thấp đảm bảo cho xe sạch sẽ, không bị hơi ẩm hay côn trùng xâm nhập.

4. Đổ đầy bình xăng.

Nhiều người nghĩ rằng để đảm bảo an cho sẽ trong thời gian dài không sử dụng là nên rút cạn nhiên liệu (xăng/dầu) trong bình chứa của xe. Tuy nhiên, nếu để trống bình hoặc nhiên liệu trong bình không đầy dễ khiến độ ẩm xâm nhập và ngưng tụ trong bình, gây ra tình trạng oxy hóa nhiên liệu trong bình và hình thành một số loại cặn, nếu để lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn hệ thống nhiên liệu, gây hư hại cho xe.

5. Bơm lốp xe.

Trong thời gian dài không sử dụng, bề mặt lốp xe tiếp xúc với nền sẽ bị cố định ở một vị trí, áp suất lốp sẽ bị ảnh hưởng, bề mặt cao su tiếp xúc với mặt đất, nền nhà chịu tải trọng của xe cũng như tác động của các yếu tố môi trường sẽ rất dễ hư hỏng, biến dạng.

Vì vậy, để hạn chế điều này, bạn nên chú ý kiểm tra áp suất lốp. Trước khi để xe thời gian dài không sử dụng nên bơm lốp với áp suất cao hơn một chút so với mức tiêu chuẩn. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể sử dụng chai xịt giúp bảo vệ chất lượng cao su của lốp. Khi sử dụng lại, chú ý điều chỉnh áp suất lốp đúng mức tiêu chuẩn thường được dán trên khung cửa xe, phía người lái.

6. Kiểm tra và vệ sinh bình ắc quy.

Ắc quy là chi tiết quan trọng của xe. Trước khi để xe thời gian dài không sử dụng, bạn nên kiểm tra lại ắc quy. Chú ý vệ sinh, lau sạch ắc quy, không để bụi bẩn bám dính trên bề mặt ắc quy.

Bình ắc quy là gì? Các cách kiểm tra bình điện ắc quy sao cho đúng |  anycar.vn

Kiểm tra tình trạng ắc quy, mức dung dịch ắc quy trong tình trạng đủ hay thiếu. Đối với ắc quy ướt, kiểm tra mức dung dịch ắc quy trong tình trạng đủ hay thiếu. Đối với ắc quy khô, kiểm tra màu mắt báo tình trạng ắc quy. Nếu ắc quy yếu điện hoặc hết điện nên sạc đầy, tránh trường hợp khi sử dụng lại xe sau thời gian dài lại không thể khởi động được.

7. Thường xuyên khởi động xe tránh cho việc ắc quy hết điện.

Khi xe để thời gian dài không sử dụng, ắc quy sẽ không được sạc và sẽ mất dần khả năng sạc. Bạn cần khởi động máy ít nhất 1 lần/tuần để sạc điện cho ắc quy, tránh việc mức điện trong ắc quy cạn kiệt làm xe không thể khởi động. Khi khởi động xe, bạn nên tắt hết các thiết bị phụ tải và cho xe nổ liên tục khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Việc này giúp động cơ xe cũng như các chi tiết máy không “nghỉ” quá lâu, tăng sức bền động cơ và tăng tuổi thọ ắc quy ô tô.

8. Tháo gạt nước, dùng dụng cụ chèn bánh xe thay cho phanh tay.

Sau thời gian dài không sử dụng, tác động từ các yếu tố môi trường đến xe có thể làm lớp cao su trên cần gạt nước của xe bị biến chất, hư hỏng… nhất là khi đỗ xe ngoài trời. Vì vậy, bạn nên tháo cần gạt mưa khi để xe lâu ngày không sử dụng.

Tiếp đến, với các loại xe sử dụng phanh tay cơ (cần kéo, thanh kéo…). Việc kéo phanh tay khi xe không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh làm cho khu vực này lõm lại, thậm chí dính vào đĩa phanh dẫn đến hiện tượng kẹt hay bó cứng phanh khi sử dụng lại. Vì vậy, nếu để xe lâu ngày không sử dụng bạn nên dùng dụng cụ chèn lốp và hạ phanh tay.

9. Di chuyển tiến lùi để hạn chế sự biến dạng của vỏ xe.

Hầu hết các loại lốp xe đều sẽ bị giảm hơi sau một thời gian không di chuyển. Khi áp suất lốp giảm xuống mức nhất định, trọng lượng xe đè lên lốp sẽ dần dần làm chúng bị nứt, hiện tượng này xảy ra càng nhanh hơn khi lớp cao su đang bị thoái hoá. Do vậy để tránh tình trạng này, chủ xe chỉ cần tiến xe lên hoặc lùi xuống một chút, miễn sao trọng lực của xe không bị dồn liên tục vào một điểm trên lốp, giúp hạn chế sự biến dạng của vỏ xe do đậu tại chỗ lâu ngày.

10. Kiểm tra khoang động cơ.

Tuy không sử dụng xe để đi lại thì bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra khoang động cơ của xe để đảm bảo an toàn cho xe và cho gia đình bạn, nhất là xe để trong nhà.

– Kiểm tra các dung dịch bên trong khoang động cơ gồm: Dầu bôi trơn động cơ, Dầu phanh, Dầu trợ lực lái, Dầu ly hợp (xe MT), Nước rửa kính và Bình nước phụ

– Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ chất lỏng dưới gầm xe. Nếu không thể tự xử lý, hãy liên lạc với hãng xe uy tín để được tư vấn kịp thời và khắc phục sự cố.

– Vệ sinh động cơ bằng khăn ướt, tránh dùng vòi nước áp lực cao xịt vào khoang máy.

Trên đây là một vài gợi ý để bảo quản xe trong thời gian dịch bệnh không sử dụng. Để đảm bảo an toàn hơn nữa, bạn nên đưa xe đến gara gần nhất để kiểm tra toàn bộ xe trước khi tiếp tục những hành trình của mình.

Trong thời gian này, dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng và xuất hiện nhiều thể biến chủng. Vì vậy, để đất nước nhanh chóng ổn định, cuộc sống của người dân trở lại quỹ đạo bình thường chúng ta hãy cùng nhau chung tay chống lại bệnh dịch, không ra ngoài khi không cần thiết và thực hiện đúng chỉ thị của nhà nước. Vì chính bạn và vì tất cả chúng ta. Chúc các bạn sức khỏe để có những hành trình tuyệt vời cùng với chiếc xe thân yêu.

Social Network