Các nguyên tắc vàng để lái xe máy an toàn
Tại Việt Nam, xe máy là một loại phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là loại phương tiện gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông do người lái không biết cách chạy xe máy an toàn.
Dưới đây là những nguyên tắc
vàng để lái xe máy an toàn khi đi đường.
1. Hiểu rõ về xe của mình
Mỗi loại xe máy có một cấu tạo kỹ
thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải
hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành khác nhau.
– Người điều khiển phải biết kết hợp tăng ga, bóp côn và vào số nhịp nhàng.
– Xe phân khối lớn và xe ga thường có trọng lượng nặng hơn xe số, vì thế, cách ôm cua an toàn nhất là phải nghiêng người lợi dụng sự thăng bằng của thân xe để cua.
– Ở dòng xe côn, phân khối lớn lại không thể thực hiện những cú ôm cua như xe Sport, cách vào cua an toàn nhất là phải lấy lái rộng hơn, khúc cua càng gấp thì tốc độ xe phải càng giảm xuống.
– Lái xe phải biết kết hợp giữa phanh trước và phanh sau trong từng tình huống, điều kiện đường sá… Khi bóp phanh phải cùng lúc nhấp nhả nhịp nhàng cả phanh trước và phanh sau, tuyệt đối không bóp cứng phanh.
2. Kỹ thuật lái xe khi vào tầm nhìn hạn chế
Khi vào tầm nhìn hạn chế các bạn nên làm những
điều sau đây để đảm bảo an toàn:
– Giảm tốc độ: Khi vào tầm nhìn hạn chế, việc giảm tốc độ rất quan trọng, nó sẽ giúp các bạn có đủ thời gian để xử lý các tình huống phát sinh.
– Không vượt xe: Bấtt cứ lúc nào một chiếc xe chạy ngược hướng cũng có thể xuất hiện, và nếu vượt xe lúc này thì khả năng xảy ra một cú tông với trực diện với xe sẽ cực cao.
3. Bảo dưỡng xe máy định kỳ trước khi đi xa
– Đối với xe số thay nhớt định kỳ cho xe, bởi nhớt xe số có tác dụng bôi trơn làm mát động cơ. Thay nhớt định kỳ làm tăng hiệu suất sử dụng xe, giữ cho động cơ xe số ổn định lâu dài hơn.
– Đối với xe tay ga thì bạn phải thay thêm nhớt lap (nhớt hộp số) và nhớ là cứ 3 lần thay nhớt máy thì 1 lần thay nhớt lap.
– Thay nhông sên dĩa xe số: Nhông sên dĩa xe số quyết định khả năng vận hành của xe nên khi chạy đây là bộ phận chịu áp lực lớn nhất nên sẽ hao mòn, nếu chủ quan không thay khi đang lái xe bộ sên hao mòn sẽ bị đứt giữa chừng rất nguy hiểm cho người lái.
4. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Nhất là khi đi trên những đường lớn, quốc lộ. Việc giữ khoảng cách với xe phía trước, đặc biệt là ô tô sẽ giúp bạn xử lý kịp thời những tình huống như thắng gấp, tránh ổ gà, vào cua bất ngờ,…
5. Kỹ thuật đi xe máy lên xuống dốc
Với
xe số, bạn phải trả về số thấp và giữ nguyên số trong quá trình leo dốc, tránh việc
chuyển đổi số giữa chừng. Khi gần lên tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga, giữ nguyên
số và buông trôi qua đỉnh dốc. Khi xuống dốc, người lái nên trả tay ga về và sử
dụng đúng với số đã sử dụng khi lên dốc. Trong trường hợp dốc quá đứng, nên trả
về số thấp nhất.
6. Giữ tốc độ phù hợp với tình trạng giao thông
Việc làm chủ được tốc độ là một cách chạy xe máy an toàn và không vi phạm pháp luật, chỉ nên tăng tốc khi thấy an toàn để có thể phanh kịp lúc.
– Khắc phục điểm “mù” trên gương
Gương xe máy cũng có những điểm “mù” giống như ôtô. Do vậy, trong những tình huống không đảm bảo an toàn, người điều khiển cần quay đầu lại quan sát trực tiếp bằng mắt để nhận biết những xe nằm trong vùng khuất tầm nhìn. Lưu ý, chỉ quay đầu thật nhanh qua vai chứ không quay cả người hay vai, vì nếu quay cả người hay vai thì tay lái cũng sẽ quay theo và xe sẽ thay đổi hướng đi, dễ mất thăng bằng và gây nguy hiểm.
– Luôn tỉnh táo để quan sát tốt
Khi lái xe vào ban đêm, người lái càng phải tập trung cao độ do tầm nhìn bị hạn chế. Lúc này độ rủi ro tăng cao, bởi các yếu tố như: đèn pha không đủ soi rõ các chướng ngại vật phía trước, người lái bị pha ngược chiều loá mắt, các phương tiện khác không kịp thấy bạn từ xa… Vì thế, bạn phải luôn tỉnh táo để quan sát tốt, tránh những rủi ro không mong muốn sảy ra.