Ảnh hưởng của cạ gầm xe ô tô và biện pháp hạn chế tình trạng cạ gầm

31 Tháng 05 năm 2024

Trong quá trình vận hành xe, chắc chắn sẽ có lúc tài xế đi vào đường xấu, lên lề đường hoặc đi qua gờ giảm tốc cao sẽ khiến chiếc xe bị cạ gầm. Cạ gầm hay quệt gầm là hiện tượng thường xảy ra ở những mẫu xe có gầm thấp hậu quả mà nó để lại thường sẽ tốn khá nhiều chi phí để sửa chữa, thậm chí thay thế.

1. Tìm hiểu về gầm xe và ô tô bị cạ gầm xe

Khoảng sáng gầm xe được tính bằng khoảng cách từ bộ phận thấp nhất của ô tô. Thường là mặt dưới khung xe đến mặt đường. Gầm xe càng cao, xe càng ít bị va chạm với các chướng ngại vật, dễ dàng chinh phục các địa hình gồ ghề, ngập nước. Ngược lại, khoảng sáng gầm xe thấp thường gây ra hiện tượng chạm gầm ô tô những khiến khung gầm bị móp méo mà còn làm hư hỏng rất nhiều hệ thống như động cơ, phanh xe, trục lái…

2. Những ảnh hưởng của tình trạng ô tô bị cạ gầm

Khung gầm ô tô là vị
trí lắp đặt các hệ thống của xe, đây là bộ phận chịu nhiều tác động nhất vì
thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ngoài dẫn đến trầy xước, biến dạng và
ăn mòn và gây ra nhiều ảnh hưởng tới xe:

– Hệ thống treo ngừng hoạt động

Đây được coi là một trong những thiệt hại khó chịu nhất mà bạn có thể gặp phải khi va chạm vào gầm xe. Đặc biệt khi người lái xe liên tục vào khúc cua ở tốc độ cao, hệ thống treo sẽ bị hỏng.

– Góc đặt bánh xe bị lệch

Nếu tình trạng chạm gầm ô tô xảy ra thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến vị trí đặt bánh xe. Làm xuất hiện tình trạng lốp mòn không đều, khả năng bám đường kém, cảm giác lái không được êm và điều khiển xe không chính xác.

– Ảnh hưởng tới ốp gầm, ốp bảo vệ và giảm xóc, rò rỉ chất lỏng

Khi lực tác động mạnh
liên tục lên gầm xe sẽ gây ra hiện tượng biến dạng và rò rỉ dầu của hộp số,
bình xăng và vỏ vi sai. Đặc biệt hơn có thể khiến tấm ốp gầm, ốp bảo vệ và hệ
thống giảm xóc bị mòn. Làm giảm độ bền và khả năng bảo vệ xe của những bộ phận
này.

– Tình trạng ăn mòn và hư hỏng trục lái

Khi xảy ra va chạm
mạnh, lớp phủ bảo vệ bên dưới gầm xe ô tô bị bong ra. Chúng làm  dẫn đến
tình trạng nước và các chất ăn mòn dễ dàng xâm nhập vào bên trong dẫn đến hư
hỏng các bộ phận của xe. Chạm gầm ô tô gây ra những vết lõm trên trục lái làm
cho xe mất cân bằng, các khớp chữ U bị hỏng. Từ đó phát ra tiếng động lạ và
rung lắc dữ dội mỗi khi xe vận hành.

3. Biện pháp giúp hạn chế tình trạng cạ gầm ô tô

– Khi quan sát thấy lề đường hoặc gờ giảm tốc cao. Người điều khiển ô tô nên đánh lái để leo chéo thay vì đi vuông góc nhằm tăng khoảng sáng gầm xe.

– Hãy di chuyển chậm qua các chướng ngại vật để đảm bảo gầm ô tô không bị va chạm với lực quá mạnh.

Nếu thấy gầm xe có hiện tượng rò rỉ chất lỏng. Hoặc phát ra các âm thanh bất thường từ gầm xe. Chủ xe nên mang ô tô đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra.

Gầm ô tô là vị trí lắp đặt rất nhiều bộ phận quan trọng liên quan đến sự vận hành của xe. Vì vậy, để tránh xảy ra tình huống bị chạm gầm ô tô, chủ xe nên tập thói quen quan sát kỹ địa hình, đồng thời điều chỉnh lại cách đánh lái sao cho vượt qua chướng ngại vật một cách khéo léo nhất.

WhatsApp
Gọi trực tiếp
Messenger
Email