Những bộ phận xe máy dễ hư hỏng cần được lưu ý

31 Tháng 05 năm 2024

Xe máy là một trong những phương tiện di chuyển hàng ngày của đa số mọi người, vì vậy bạn cần lưu ý việc kiểm tra cũng như bảo dưỡng xe định kỳ để có thể giúp cho xe vận hành tốt và di chuyển an toàn tránh tình trạng hư hỏng khiến cho việc sử dụng có nhiều bất tiện và trở ngại. Các bộ phận trong xe nếu không thường xuyên kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng, đặc biệt là các bộ phận dưới đây cần được lưu ý:

Hệ thống điện

Hệ thống điện của xe máy bao gồm: Ắc-quy, bộ
phát, máy phát hay IC. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy sẽ
xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe sử dụng nhiều
và không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên.

Khi sử dụng nếu đề nổ và giữ đề lâu có thể
khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe máy chỉ còn cách
đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số không có vấn đề gì nhưng đối với dòng
mô tô phân khối lớn thì việc khởi động xe quả thật sẽ vô cùng vất vả.

Bugi

Bugi
có nhiệm vụ là châm cháy cho hệ hỗn hợp xăng trong buồng đốt. Do những yếu tố
tác nhân từ điều kiện môi trường bên ngoài khiến chúng nhanh chóng bị hư hỏng.


nhiều nguyên nhân làm bugi hỏng như dây dẫn bị ngập nước, lâu ngày không vệ
sinh, động cơ quá nóng.

Cách
khắc phục: Thường xuyên kiểm tra bugi sau mỗi lần xe ngập nước hay chạy đường
dài. Bên cạnh đó, cần thay bugi định kỳ sau 20.000 km.


nhiều nguyên nhân làm bugi hỏng như dây dẫn bị ngập nước, lâu ngày không vệ
sinh, động cơ quá nóng.

Cách
khắc phục: Thường xuyên kiểm tra bugi sau mỗi lần xe ngập nước hay chạy đường
dài. Bên cạnh đó, cần thay bugi định kỳ sau 20.000 km.

Lốp xe

Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, lốp xe máy cũ là bộ
phận bị hao mòn nhiều và nhanh nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên khiến lốp
bị mòn, nứt, thủng… sẽ làm mất cân bằng xe và người lái không thể tiếp tục hành
trình.

Bộ phận truyền động (xích, hộp số)

Hệ thống truyền động trên xe máy có tác dụng truyền lực từ động cơ đến
bánh xe. Cơ cấu các bánh răng của hộp số rất chặt chẽ, đơn giản nhưng dưới
tác dụng của sức ép hay tuổi thọ dài đều có thể làm cho hộp số yếu, mòn. Đơn
giản như xích hay nhông gặp vấn đề không thể truyền tải mô-men lực đến bánh sau
sẽ khiến chủ nhân bị bỏ lại bên đường và chỉ còn cách chờ cứu hộ.

Dấu hiệu cho thấy xích xe đã bị rão chính là
tiếng động va chạm vào hộp xích. Mặc dù chưa hỏng ngay và xe vẫn chạy bình
thường được nhưng xích rão sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị tuột giữa đường khi đi với tốc
độ cao dẫn tới dễ gây tai nạn cho người lái.

Khi xích của xe máy sẽ bị rão dần, nhông và đĩa
bị mòn thì bạn nên mang xe ra tiệm nhờ thợ căng xích. Nếu đã căng vài lần thì
bạn sẽ không thể căng thêm nữa và giải pháp tạm thời lúc này đó chính là cắt bỏ
bớt mắt xích đi. Tiếp theo, nếu vẫn bị rão xích thì bạn chỉ có thể lựa chọn
giải pháp là thay mới.

Theo lịch bảo dưỡng của các nhà sản xuất thì
người dùng nên thay đồng bộ nhông, xích, đĩa mới cho chiếc xe máy của mình khi
đã đi được quãng đường được 15.000 – 20.000km và nên mua theo bộ chứ không mua
lẻ tẻ từng món.

Má phanh

Theo thời gian, má phanh của xe máy cũng sẽ bị
ăn mòn dần. Để đảm bảo phanh tốt thì người dùng cần đi siết phanh chặt hơn ở
các tiệm sửa xe ngay khi phanh bị lờn hoặc kém nhạy.

Bạn cũng có thể tự chỉnh lại má phanh cho chiếc
xe của mình sao cho lúc bóp 2 phanh xe thì xe sẽ phải dừng/khựng ngay lập tức.
Nếu má phanh quá mòn thì người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn, đặc biệt
là trong các tình huống khẩn cấp. Các nhà sản xuất xe máy khuyên bạn nên thay
mới má phanh sau quãng đường di chuyển tầm 25.000 – 30.000 km.

WhatsApp
Gọi trực tiếp
Messenger
Email