Sử dụng xe máy vào mùa đông cần chú ý gì?

Thời tiết mùa đông lạnh giá không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại và sức khỏe của người điều khiển mà còn là 1 trong những nguyên nhân khiến xe máy thường xuyên gặp vấn đề. Cùng chúng tôi tìm hiểu 1 số sự cố mà dân 2 bánh gặp phải để có thể giải quyết kịp thời, tránh những phiền toái không cần thiết.

1. Khó khởi động

Xe máy khó nổ vào mùa đông thường bắt nguồn từ bộ phận chế hòa khí và khu vực đánh lửa. Đối với xe số, người dùng nên tắt máy, kéo le gió và sử dụng cần đạp để khởi động khoảng 5-7 lần kết hợp với vặn tay ga ở 1/4 vòng ga. Ở xe tay ga, chúng ta nên bật chìa khóa và kéo tay ga trước khi bấm đề. Cách này giúp không khí và hỗn hợp xăng lấp đầy ống dẫn xuống buồng đốt khiến máy dễ nổ hơn.

Cần kéo le gió trên xe máy số

Nếu nguyên nhân xe khó khởi động xuất phát từ bộ phận bugi (dùng để đánh lửa), người dùng cần vệ sinh hoặc thay thế bugi mới. Trong tình huống ắc quy hết điện, tài xế cần tắt chìa khóa và để xe nghỉ khoảng 3-5 phút. Một số trường hợp xe có thể khởi động lại được khi ắc quy hồi điện. Tuy nhiên nếu xe không khởi động được, người dùng cần kích điện cho ắc quy hoặc thay thế ắc quy mới.

mùa đông

2. Tay phanh cứng

Dầu tay phanh sẽ bị khô khi nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm không khí giảm. Hiện tượng này khiến việc phanh xe trở nên cứng hơn, gây khó khăn và mất an toàn trong quá trình vận hành phương tiện.

Mỗi khi cảm thấy tay phanh bị nặng và cứng, chủ sở hữu nên đưa xe tới đội ngũ kỹ thuật để xúc rửa và tra dầu mỡ cho bộ phận này. Ngoài tay phanh, người tiêu dùng cũng nên để ý một số chi tiết khác bao gồm má phanh, đĩa phanh.

mùa đông

3. Xuất hiện tình trạng giật cục khi mới vận hành

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này bao gồm dầu bôi trơn bị khô và buồng đốt chưa đạt nhiệt độ cần thiết. Nếu vẫn cố chạy xe trong tình trạng kể trên, khả năng hao mòn động cơ sẽ tăng cao, làm giảm tuổi thọ của xe.

mùa đông

Chính vì vậy, sau khoảng 6-8 giờ không sử dụng xe máy, chủ sở hữu nên cho xe vận hành ở chế độ garanti (nổ máy không tải) khoảng 1-2 phút trước khi lăn bánh. Đối với xe tay ga, chúng ta cần giữ ga đều khi mới khởi động, rồi mới dần tăng ga. Ở xe số, chủ sở hữu nên chạy xe từ số 1, tăng dần lên số 2 và chạy ít nhất 1 km đầu tiên ở số 3, rồi mới tăng lên số 4.

Social Network