Tổng hợp tất cả những hạng mục cần kiểm tra khi mua ô tô cũ

31 Tháng 05 năm 2024

Một trong
những trường hợp người chủ bán xe là vì xe gặp các sự cố như ngập nước, tai nạn,
xe quá cũ, hay hỏng hóc… Do đó, cần tiến hành kiểm tra xe kỹ càng trước khi
mua. Dưới đây là tổng hợp tất cả các hạng mục cần kiểm tra khi mua ô tô
cũ.

1. Kiểm tra ngoại thất xe ô tô cũ

– Nước sơn

Nếu thấy lớp sơn xe không đều mịn, màu không đồng đều hoặc bị gờ lên thì có thể đây là dấu hiệu của việc sơn sửa hoặc thay thế phụ tùng xe. Với màu sơn nguyên bản, bề mặt sơn sẽ vô cùng hoàn hảo bóng mịn, đồng dạng về màu sắc. Bề mặt sơn khi quan sát ở góc 30 – 45 độ nếu từ từ di chuyển mắt nhìn sẽ thấy hình lượn sóng, không có vết cháy của sơn và không có bụi sơn. Nước sơn lại sẽ không thể đạt độ hoàn hảo như với nước sơn ban đầu của xe. Khi quan sát sẽ thấy có những hạt sạn sơn hoặc vết sơn chảy ở mép có nhiều lớp sơn và đặc biệt là các lớp sơn này không bền.

Sơn không đồng đều hoặc bị gờ lên thì có thể là việc sơn sửa hoặc thay thế phụ tùng xe

– Thân vỏ

Khi các xe đã trải qua phục hồi thì cần phải tháo rời các bộ phận của xe như cánh cửa, nắp capo… và chính trong khi thực hiện các thao tác tháo lắp lại các bộ phận của xe sẽ không tránh khỏi để lại các dấu vết. Dễ quan sát nhất chính là các khe hở có độ vênh, không còn đều như đối với các xe nguyên bản. Quan sát các khe này sẽ biết được xe đã trải qua phục hồi hay chưa.

Các khe hở giữa các điểm giao giữa cánh cửa, mép capo tố cáo tình trạng không nguyên bản của xe

– Hệ thống các kính

Cách thức kiểm tra có thể dựa trên năm sản xuất của kính xe, nếu năm sản xuất không cùng năm sản xuất với xe hoặc với các phần kính khác của xe tức là kính xe đã bị thay thế. Nếu không tìm được năm sản xuất, có thể nhìn vào các mép kính để. Nếu trên mép kính xuất hiện hoen gỉ hoặc có keo thừa, chứng tỏ mép kính đã bị tác động. Nếu kính xe đã có điểm nứt vỡ hoặc bị thay thế thì khả năng cao là xe đã va chạm.

Kính xe có điểm nứt vỡ khả năng cao xe đã va chạm

– Một số chi tiết khác

Kiểm tra tất cả các bộ phận ngoại
thất xem chúng có dấu hiệu bị thay đổi hay còn hoạt động bình thường không:

+ Nắm tay cầm cửa là một trong
những dấu hiệu cho biết mức độ sử dụng của xe nên bạn cần chú trọng.

+ Kiểm tra cửa xe, nắp capo xe
xem có dấu hiệu bị lệch, cong hay hỏng không?

+ Kiểm tra nóc xe và phần giá đỡ
xe xem có dấu hiệu hư hỏng hoặc thay thế không?

+ Phần lưỡi gạt nước mưa trên
kính lái có còn mới hay cũ hoặc có có dấu hiệu thay thế hay không?

+ Điều quan trọng không thể bỏ qua đó chính là kiểm tra hệ thống đèn xe. Hãy cho xe vào một khu vực ánh sáng kém để kiểm tra hoạt động của các loại đèn trên xe nhằm đảm bảo được sự đánh giá chính xác nhất tình trạng đèn.

Kiểm tra các bộ phận ngoại thất xe Ô tô

2. Kiểm tra nội thất xe ô tô cũ

– Ghế ngồi

Trước tiên màu sắc và độ phồng của đệm ghế xem có bị bạc màu, còn có độ nẩy hay không? Nếu thấy ghế còn quá mới thì cũng không nên tin rằng xe còn mới mà có thể do người chủ đã thay thế mới. Cần kiểm tra ghế có được sắp xếp đúng cách, có đảm bảo an toàn khi ngồi hay không, hệ thống dây thắt đai an toàn còn sử dụng tốt không, có dấu hiệu hỏng hóc gì không? Hệ thống túi khí còn nguyên không?

Kiểm tra các trang thiết bị nội thất là điều không thể bỏ qua khi mua xe cũ

– Các trang bị

Cần đảm bảo các chức năng trên bảng điều khiển hoạt động tốt và chính xác, đặc biệt là về công tơ, chỉ báo xăng và các nút còi đèn. Ngoài ra, người mua cũng nên kiểm tra hệ thống giải trí và âm thanh trên xe xem còn hoạt động hay trục trặc gì không như đài, MP3, loa,… Bên cạnh đó, việc kiểm tra hệ thống dẫn đường làm việc còn tốt không, hệ thống cảnh báo trộm,… cũng không thể bỏ qua trước khi mua xe.

3. Kiểm tra hệ thống vận hành xe ô tô cũ

– Tổng quát khoang máy

Khoang máy của xe ô tô là quan trọng nhất của xe và cần kiểm tra kỹ càng trước khi quyết định mua xe. Người mua nên nâng capo xe lên để kiểm tra toàn bộ các bộ phần dưới capo xe như: động cơ, bể chứa nước, hệ thống dẫn động thủy lực, dầu phanh, lượng dầu của xe, hệ thống điều hòa, tản nhiệt xe,… Từ đó kiểm tra được xem các bộ phận có hoạt động tốt, có bị rò rỉ gì không?

Kiểm tra dưới capo xe để xác định được tình trạng của động cơ

– Động cơ

Hãy quan sát xem quá trình khởi
động xe có dễ dàng hay không? Một cách tốt nhất để kiểm tra động cơ xe chính là
đi thử xe, đi xe ở số cao nhất và nhấn ga, nếu xe tăng tốc chậm chứng tỏ động
cơ xe đã yếu.

Kiểm tra khói xe để đánh giá hiệu quả làm việc của động cơ. Động cơ xe hoạt động tốt nhất là khi quan sát thấy khói có màu lam. Nếu xe ô tô có khói màu đen chứng tỏ động cơ đã tiêu thụ nhiên liệu quá mức hoặc ống bô bị hỏng. Khói xe có màu trắng xuất hiện, nguyên nhân có thể do lỏng hệ thống sec-măng chặn dầu bôi trơn làm dầu rò rỉ vào buồng máy hoặc do có nước trong cổ bô.

Xe ô tô có khói màu đen hoặc màu trắng đều là tình trạng bất thường

– Hộp số và hệ thống lái

Kiểm tra hộp số xe bằng cách lắng nghe khi đạp côn và vào số để xem có phát ra tiếng động lạ nào không? Việc kiểm tra này cần diễn ra khi xe không nổ máy để không bị tiếng ồn động cơ át mất tiếng hộp số. Kiểm tra hệ thống lái của xe để đánh giá hiệu quả của hệ thống trợ lực lái, nếu việc đánh lái nặng nề chứng tỏ trợ lực kém. Cho xe tiến lùi nhằm kiểm tra tay lái có đều hay không. Để ý kỹ các tiếng động lạ nếu có khi đánh lái.

Đạp côn và vào số để kiểm tra tiếng ồn lạ

– Hệ thống làm mát, tản nhiệt

Bộ phận hệ thống làm mát ô tô đặt dưới nắp capo, khi mở capo cần xem két nước có đủ dung dịch hay không và trong két có gặp tình trạng bám bẩn hay không? Kiểm tra hệ thống tản nhiệt của xe, để đánh giá xem các lớp xốp có bị mỏng đi không? Quan sát các bộ phận này có thể đánh giá được tình trạng của xe cũng như mức độ quan tâm của chủ xe tới việc bảo dưỡng xe.

Nước làm mát cho động cơ ô tô là một dung dịch giúp làm giảm nhiệt của động cơ xe

– Kiểm tra khung gầm và hệ thống lốp xe ô tô cũ

+ Khung gầm

Đây là nơi có thể phản ánh tình trạng và dấu hiệu rất nhiều bệnh của xe. Bạn cần quan sát kỹ phần gầm có dấu hiệu bị hoen gỉ, rò rỉ nước không, phần khung xe có dấu hiệu bất thường không hay hệ thống ống xả, tản nhiệt có bị hỏng hóc gì không? Sau đó hãy quan sát toàn bộ phần khung xe phía dưới xem có vấn đề gì không, có dấu hiệu sửa chữa không?

Thông qua kiểm tra phần khung gầm
có thể bắt được rất nhiều bệnh của xe

+ Hệ thống giảm xóc

Đánh giá hệ thống giảm xóc bằng cách đánh giá độ rung lắc và độ nhún của xe trong các trường hợp phanh gấp, xe bị trượt, tình trạng lắc lư của xe khi đi trên đường xấu… Qua tình trạng lốp xe cũng có thể đánh giá được chất lượng bộ giảm xóc của xe, nếu lốp xe mòn không đều chứng tỏ bộ giảm xóc có vấn đề. Trực tiếp kiểm tra ống giảm xóc dưới gầm xe để xem có xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ dầu không?

Cần xác định xem hệ thống giảm xóc của xe có gặp vấn đề hay không

Hệ thống bánh và lốp xe

Hãy quan sát phần bánh và lốp xe
xem có phù hợp với loại xe và kiểm tra áp suất xe có được sử dụng chính xác hay
không? Các nắp bánh xe và mũ lốp có bị hư hỏng gì không, bánh xe có được lắp
đặt đúng hay không? Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra độ mòn của lốp xe nếu
thấy lốp xe còn rất mới thì chứng tỏ chúng có thể đã được thay thế.

4. Kiểm tra giấy tờ, số khung xe

Đối với giấy
đăng ký xe và đăng kiểm xe đúng quy định, chữ phải thẳng hàng, nét mực đều và
được dập chìm, phông chữ đủ độ nét và phải có chữ ký trực tiếp bằng mực xanh.
Đối với các loại giấy tờ giả thì thường được in hoặc scan nên có mực đen.

Đặc biệt phải
kiểm tra số VIN xe để đối chiếu thông tin xe trên mạng – yếu tố nhận diện xe dễ
dàng. Đây là một dãy gồm 17 chữ số và phải trùng với số VIN trên trang web tra
cứu.

5. Kiểm tra phạt nguội

Bên cạnh việc
kiểm tra giấy tờ, người mua cũng nên kiểm tra phạt nguội xe, lịch sử quá trình
sử dụng để xem xe có từng gặp tai nạn, va chạm hay không. Hiện nay
khách hàng có thể kiểm tra phạt nguội ô tô online nhanh chóng chính xác
tại nhà.

6. Cách tính khấu hao xe ô tô đã sử dụng

Cách tính
khấu hao xe cũ để xác nhận đúng giá trị xe được chia thành 2 công thức áp dụng
phổ biến trên phạm vi thế giới và thị trường Việt Nam.

– Thế giới:
10% x Giá bán xe lăn bánh x Số năm sử dụng xe

– Việt Nam:
(Dao động từ 7% – 10%) x Giá bán xe lăn bánh x Số năm sử dụng xe

Trong đó: Giá
bán xe lăn bánh = Giá niêm yết + Chi phí đăng ký xe ô tô + Các chi phí khác

WhatsApp
Gọi trực tiếp
Messenger
Email