Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo

Đường đèo là một cung đường nguy hiểm, do đó đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm đi đèo nhất định để đảm bảo an toàn.

Nếu chuẩn bị tốt, trang bị đầy đủ kiến thức kinh nghiệm đi đèo, đặc biệt là lái xe tuân thủ đúng quy định thì người lái hoàn toàn có thể chinh phục những con đèo hiểm trở này một cách an toàn.

Những xe số tự động của các hãng, ngoài vị trí của cần số được bố trí gần như giống nhau (P, R, N, D), còn có các số “tay”có thể là (3), (2), (1) hoặc (D3), (D2), (L), hoặc (L2),(L) hoặc (M+/-) tùy vào thiết kế các dòng xe khác nhau. Các số tay này chỉ để dành cho chạy đường đèo dốc hoặc gặp các đoạn đường gập ghềnh, đường xấu.

1. Lưu ý khi leo dốc đường đèo

Giữ nguyên số D như khi chạy trên mặt đường phẳng. Với xe số tự động thì hệ thống sẽ tự sang số phù hợp dựa theo tính toán của ECU với vị trí của bướm ga và tốc độ của xe.

2. Lưu ý khi đổ đèo

– Khi đi đến đỉnh dốc, bạn không nên để số D nữa (vì xe sẽ không có độ hãm mà lao nhanh xuống dốc, dẫn đến phải rà phanh liên tục khiến cho phanh bị mòn hoặc cháy).

– Hãy lái xe với tốc độ 40-50 km/h, sau đó kéo cần số về D3 hoặc L2 hoặc M- tương tự như xe số sàn.

– Lúc này để đi đường đèo xe số tự động xuống dốc an toàn, bạn hãy để hờ chân lên phanh. Lúc xuống dốc mà tốc độ của xe vẫn nằm trong khoảng 40-50 km/h mà không cần phải sử dụng ga hay phanh thì nghĩa là xe đang đổ dốc với số phù hợp.

đường đèo

– Không được vượt ẩu, lấn làn, chạy nhanh vì sẽ gây nguy hiểm cho những phương tiện khác. Ở những đường có địa hình xấu cũng như thế, nếu bạn lái xe bằng số D thì hệ thống số tự động sẽ tự ý sang số liên tục khiến cho hộp số nhanh nóng hơn. Do đó, hãy chuyển về số tay D2, D3 hoặc M+/- để cố định tốc độ.

3. Một số điểm lưu ý thêm khi đi đường đèo

– Khi đổ đèo không chuyển số về N hay tắt máy xe vì xe sẽ trôi tự do rất nhanh theo quán tính, nếu rà phanh liên tục trên đoạn đường dài, phanh rất dễ bị nóng, khiến cháy phanh, mất phanh.

– Dừng xe khi đang leo dốc: Bật xi nhan, sau đó lái xe tấp từ từ vào lề, đồng thời nhả ga, đạp phanh chân và kéo phanh tay. Tiếp tục di chuyển thì bạn hãy nhả phanh chân, kết hợp với chân ga. Sau khi xe bắt đầu di chuyển thì hạ nhanh phanh tay xuống để tránh gây hư hỏng hộp số.

đường đèo

– Khi dừng xe trên dốc: Thao tác thực hiện cũng tương tự như trên, nhưng sau khi sử dụng phanh tay thì bạn cần phải đẩy cần số về chế độ P (Parking) để đỗ xe. Bạn nên chèn thêm một vật nào đó dưới bánh xe nếu dốc quá cao.

đường đèo

Để tiếp tục lái xe, bạn chỉ cần giữ chân phanh và khởi động xe. Sau đó, chuyển số sang D, nhả phanh và đạp ga để đi. Nếu xe đã lăn bánh thì hạ nhanh phanh tay xuống.

– Khi đang đi mà động cơ chết máy thì: Nhả chân ga và tấp nhanh vào lề, đạp phanh chân và kéo ngay phanh tay. Khi xe dừng hẳn thì chuyển về chế độ P, lưu ý là không nên để xe ở chế độ N vì dễ mất phanh, trượt dốc.

Không nên lái xe quá nhanh vì dù cho có hệ thống phanh điện tử, phanh ABS thì vẫn luôn có tiềm ẩn mà người lái xe không thể xử lý kịp. Do đó, hãy luôn giữ vững tay lái, duy trì tốc độ ổn định khi lái xe để có thể làm chủ.

Social Network